logo intro
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN WEBSITE CỦA CHÚNG TÔI!

Đặc điểm 3 giống cà phê: cà phê chè, cà phê vối, cà phê mít

Ngày đăng: 08/03/2023 04:29 PM
    Những ai quan tâm đến cây cà phê thường sẽ nghe đến những giống cà phê khác nhau như: cà phê chè, cà phê vối, cà phê mít. Vậy thực tế chúng khác nhau như thế nào, đặc điểm sinh trưởng và nhận diện chúng ra sao. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 3 giống cà phê kế trên. Mời bà con cùng theo dõi

    Đầu tiên như đã đề cập tại bài viết: thông tin về cây cà phê, cà phê là loài thực vật thuộc họ thiến thảo (Rubiaceae) chi cà phê (Coffea). Trong chi cà phê lại có nhiều loài khác nhau. Trong đó hạt cà phê mà chúng ta hay dùng làm thức uống được thu hoạch từ 3 loài chính là:

    Cà phê chè (Coffea Arabica)
    Cà phê vối (Coffea Robusta)
    Cà phê mít (Coffea Liberica)
    Như vậy có thể thấy cách gọi 3 loài trên là giống cà phê (vd: giống cà phê chè) là chưa chính xác. Thứ tự phân loại thực vật từ thấp đến cao là (giống – loài – chi – họ – bộ – lớp – ngành)

    1 – Cây cà phê chè (Coffea Arabica)

    Tên gọi cà phê chè được bắt nguồn dựa vào hình thái bên ngoài của cây, lá nhỏ thon dài hinh dáng giống lá của cây chè xanh, tán thấp, mật độ trồng dày. Đây là loài cà phê cho chất lượng thành phẩm tốt nhất (hàm lượng caffein trung bình nhưng hương vị thơm ngon), tuy nhiên ở Việt Nam không được trồng nhiều do không phù hợp về thổ nhưỡng và khí hậu

    Đặc điểm của cà phê chè (Coffea Arabica)
    Cây phù hợp trồng ở vùng cao, khí hậu từ mát mẻ
    Cao độ từ 1000m trở lên so với mực nước biển
    Lượng mưa từ 1500mm – 2000mm
    Nhiệt độ sinh trưởng: 18-22 độ C
    Ánh sáng phù hợp: Cần ít hơn cà phê vối, thậm chí ưa bóng mát, lượng ánh sáng từ 50-70%
    Cây trưởng thành cao 4-5m, mọc hoang dã có thể đạt trên 6m
    Cây thường chịu hạn kém, nhiều sâu bệnh
    Thu hoạch chính từ năm thứ 3 trở đi
    Vòng đời có thể lên đến 30 năm
    Cây có tán hẹp, lá nhỏ thon dài, thường trồng với mật độ dày (1m – 1,5m)
    Quả có hình bầu dục, nhân to, hàm lượng caffein khoảng 1-2%. Nhưng thường có mùi thơm, vị ngọt nhẹ, ít chát.
    Diện tích trồng tại Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% tổng diện tích canh tác cà phê
    Các khu vực trồng nhiều: Lâm Đồng, Đồng Nai, Sơn La, Thanh Hóa….
    Một số giống cà phê chè tiêu biểu: Giống TN1, TN2, … cho đến TN10 do Viện KH Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (Viện Eakmat) nghiên cứu và chọn lọc.

    2 Cây cà phê vối (Coffea Robusta)

    Tương tự như cà phê chè, cà phê vối cũng là tên gọi dựa vào hình thái của loài cà phê này. Lá thường to hơn cà chè, cây phát triển nhanh, tán rộng, Mật độ trồng thưa hơn (2,5 – 3,5m). Ở Việt Nam những khu vực trồng cà phê hầu hết đều trồng cà phê vối, chiếm hơn 90% diện tích và sản lượng xuất khẩu. Nước ta cũng là nước xuất khẩu cà phê vối đạt top 1 thế giới

    Đặc điểm cây cà phê vối
    Cây thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, độ ẩm cao
    Cao độ từ 500-1000m so với mực nước biệt
    Lượng mưa từ 1000-2000mm
    Nhiệt độ sinh trưởng: 20-28 độ C
    Lượng ánh sánh mặt trời: Cần nhiều (trên 70%)
    Cây trưởng thành hoang dã có thể cao đến 8m, còn trong canh tác thường chỉ để từ 2-2,5m
    Thân gỗ dạng bụi, cành nhánh phát triển mạnh. Những cây lâu năm thường có nu, chu vi gốc lên đến 80-100cm
    Cây chịu hạn trung bình, kháng được một số bệnh cơ bản như rỉ sắt, nấm hồng…
    Cho thu hoạch từ năm thứ 3. Thu hoạch chính kéo dài 15 đến 20 năm
    Vòng đời 30 năm hoặc có thể hơn, tuy nhiên thường năm thứ 20 trở đi năng suất sẽ giảm mạnh. Cần cải tạo hoặc thay thế
    Lá hình ô van dài từ 15-22cm, rộng 10-14cm, mép lá thường gợn sóng, phiến lá xanh đậm và bóng.
    Quả hình bầu dục, nhân nhỏ hơn cà chè và cà mít. Thường có 2 nhân trong mỗi quả. Hàm lượng caffein 2-4% nhưng ít thơm, khi uống có vị chát và đắng gắt.
    Diện tích trồng: ~90% tổng diện tích canh tác cà phê
    Các khu vực trồng chủ yếu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ


     

    3 Cây cà phê mít (Cà phê Liberica)

    Cà phê mít đúng như tên gọi của nó, cây có lá to bản, cành lá phát triển mạnh, chiều cao cây tự nhiên có thể đạt trên 10m (to như cây mít). Tuy nhiên hàm lượng caffein trong hạt rất thấp (khoảng 1%) ít mùi thơm, có vị chua. Thường được trồng chủ yếu để lấy hạt dùng làm gốc cà phê ghép do cây có bộ rễ phát triển nhanh và mạnh.

    Đặc điểm của cây cà phê mít
    Sinh trưởng mạnh thích nghi với nhiều loại khí hậu và thổ nhưỡng
    Chịu hạn cực tốt, có thể trồng ở nhiều độ cao và lượng mưa khác nhau
    Cây đặc biệt ưa nắng, ít sâu bệnh
    Chiều cao cây hoang dã có thể đạt 15m, cành lá xum xuê, nhìn từ xa có thể ví như cây mít
    Năm thứ 4 thứ 5 trở đi mới cho thu hoạch quả. Thời gian thu hoạch trên 30 năm
    Nhân to nhất trong các loài cà phê, mỗi hạt thường chỉ có 1 nhân. Hàm lượng caffein ~1% khi uống thường có vị chua, ít thơm.
    Cây chủ yếu thu hoạch quả làm gốc ghép cho các giống cà phê vối cao sản. Nhờ vào khả năng sinh trưởng mạnh và chịu hạn tốt.

    Nguồn sưu tầm