logo intro
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN WEBSITE CỦA CHÚNG TÔI!

How to take care and Techniques to take care of coffee trees to grow and give high yield

Ngày đăng: 08/03/2023 02:45 PM
    Bách Thiên nhận thấy hiện nay, cây cà phê được xem là loại cây có giá trị kinh tế cao, giúp bà con nông dân cải thiện sinh kế.

    Cách chăm và Kỹ thuật sóc cây cà phê trồng và cho năng suất cao

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê cho năng suất cao phụ thuộc vào lớp đất canh tác dày, độ dốc, quy trình chăm sóc bao gồm cắt tỉa, bón phân, trị bệnh,… Bách Thiên nhận thấy hiện nay, cây cà phê được xem là loại cây có giá trị kinh tế cao, giúp bà con nông dân cải thiện sinh kế.

    Và mặc dù cà phê là loại cây không khó để trồng, nhưng trồng cà phê như thế nào để có thể đạt năng suất và chất lượng tốt nhất là điều mà không phải ai cũng làm được. Vậy nên trong bài viết này, Bách Thiên sẽ giúp bà con nông dân tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê cho năng suất cao!

    2 lưu ý khi chuẩn bị giúp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê đạt hiệu quả cao

    1/ Chọn giống và thời vụ

    Chọn giống cà phê canh tác
    Hiện nay ở nước ta phổ biến 2 loại giống cà phê chính là: Cà phê chè và cà phê vối. Mỗi giống sẽ có những đặc điểm sinh thái và yêu cầu dinh dưỡng hoàn toàn khác nhau. Để áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê đạt hiệu quả cao, bà con cần dựa vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương mà chọn giống cây phù hợp. Vậy, nên trồng giống cà phê nào?

    Cà phê chè: Là loại cà phê có giá trị cao, được ưa chuộng rộng rãi nhưng có yêu cầu về khí hậu khắt khe, chỉ số ít vùng ở nước ta có thể trồng. Cây ưa khí hậu mát và hơi lạnh, nhiệt độ tối ưu từ 15-24 độ C, lượng mưa 1200-1900mm, độ cao 800-1500m và thích hợp trồng ở nơi có ánh sáng tán xạ. Đối với loại cà phê này, bà con nên chọn giống TN1 và TN2 là giống đã được Bộ NN&PTNT công nhận.
    Cà phê vối: Là loại cà phê cao sản và có điều kiện ít khắt khe hơn so với các loại cà phê khác. Cây thích hợp ở độ ẩm cao, nhiệt độ 24-26 độ C với lượng mưa trung bình 2000mm. Hiện nay trên thị trường có nhiều giống cà phê vối đã được công nhận, có khả năng kháng bệnh và thích nghi cao như: TR4, TR9, Giống Hữu Thiên, Giống Trường Sơn TS5, Giống Thiện Trường,…

    Thời vụ trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê

    Bà con nên tiến hành trồng cà phê vào trước mùa mưa, vào vụ Thu (tháng 8, 9 dương lịch) hoặc vụ Xuân (tháng 2,3 dương lịch). Nếu đảm bảo được lượng nước tưới cho cây, bà con có thể xuống giống vào cuối mùa mưa và áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê để đảm bảo cây sống khoẻ

    2/ Làm đất và thiết kế lô trồng

    Sau khi tham khảo qua nhiều tài liệu về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, Bách Thiên nhận thấy rằng cà phê có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên với tầng đất dày, đặc tính lý hoá phù hợp như đất bazan sẽ là lựa chọn phù hợp nhất để trồng. Và tước khi trồng cây, bà con cần lưu ý:

    Cày bừa đất, loại bỏ những tàn dư thực vật ở mùa vụ trước.
    Chỉ nên trồng cà phê ở nơi có độ dốc nhỏ hơn 20 độ. Độ dốc phù hợp là khoảng 8 độ.
    Đối với những nơi có địa hình đồi núi việc áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê có thể thì tiến hành trồng cây theo đường đồng mức để chống xói mòn và tiện cho việc chăm sóc.

    Trường hợp trồng với diện tích nhỏ thì không cần phải chia lô.
    Đối với những diện tích canh tác lớn 15-20ha thì bà con nên chia thành các lô nhỏ (dài 400-500m, rộng 50m, đường phân lô rộng 3m) để tiện cho việc quản lý, chăm sóc và cơ giới hoá.
    Khoảng cách tối ưu trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê
    Phụ thuộc vào giống cà phê, địa hình vùng trồng mà mật độ/khoảng cách trồng cà phê sẽ có sự khác nhau. Về cơ bản, khoảng cách được khuyến cao trong các tài liệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê như sau:

    Mật độ trồng cà phê theo giống
    Mỗi giống cây cà phê khác nhau sẽ yêu cầu mật độ trồng khác nhau, trong đó cà phê chè có mật độ trồng cao hơn so với cà phê vối. Cụ thể:

    Cà phê chè 4000-5000 cây/ha (2m x 1m)
    Cà phê vối 1118 – 1330 cây/ha (3m x 3m)
    Mật độ trồng cà phê theo địa hình
    Với cà phê vối, ở địa hình bằng phẳng, đất màu mỡ thì nên trồng với khoảng cách 3m x 3m.
    Nếu đất canh tác ở địa hình có độ dốc lớn hơn 8 độ và đất kém màu mỡ thì trồng với khoảng cách 3m x 2,5m.
    Với cà phê chè, tuỳ vào độ dốc và đặc tính đất mà khoảng cách trồng dao động: Hàng cách hàng 1,8 – 3m, cây cách cây 1-2,5m.

    Cách trồng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê

    Chăm sóc cà phê quan trọng. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng trong kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cà phê mới trồng, nhất là khâu xử lý đất, bón lót. Hoàn toàn không thể “xem nhẹ” được. Để cây có được nền tảng phát triển tốt, bà con nông dân cần lưu ý, tuân thủ các điểm sau:

    1/ Đào hố

    Đào hố được thực hiện trước thời điểm trồng cà phê từ 1-2 tháng. Mật độ và khoảng cách giữa các hố phụ thuộc vào giống cây và địa hình canh tác. Kích thước hố tối ưu trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê là 60x60x60cm.

    Ngoài ra, đất trong hố được trộn sẵn với phân bón lót và cho lại vào hố sao cho cao hơn miệng hố 10-15cm. Và đừng quên duy trì tưới nước để giữ ẩm cho đất. Đây là một lưu ý quan trọng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê bà con cần đặc biệt lưu ý

    2/ Bón lót với phân trùn quế

    Sau khi đã đào hố, hãy trộn đều lớp đất mặt với 10-15kg phân trùn quế cho mỗi hố và cho lại hỗn hợp đất vào trong hố.

    3/ Cách trồng cây sầu riêng xuống đất

    Dùng cuốc đào một hố nhỏ chính giữ hố đã đào sẵn. Sau đó nhẹ nhàng xé bầu cây, đưa cây vào hố, chỉnh thẳng thân và lấp đất sao cho miệng bầu thấp hơn mặt hố một khoảng 5cm. Cuối cùng, dùng tay nén chặt đất xung quanh bầu cây, đồng thời tạo bồn cho cây với đường kính 1-1,2m.

    4/ Tưới nước

    Thực hiện tưới nước để lóng đất là bước cuối trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê con. Sau khi trồng cà phê, hãy nhẹ nhàng tưới nước vào bồn cây sao cho đất xung quanh bồn không bị lỡ. Tuy nhiên bà con cần lưu ý lượng nước tưới đảm bảo vừa đủ, tránh tưới nhiều làm úng cây.

    5/ Trồng dặm

    Sau khi trồng từ 15 đến 20 ngày, bà con cần kiểm tra và tiến hành trồng dặm ở những vị trí có cây chết hoặc cây còi cọc. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê được thực hiện giống với quá trình trồng mới. Với quá trình này, hãy kết thúc vào 2 tháng trước khi hết mùa mưa.

    Kỹ thuật chăm sóc cà phê kinh doanh đạt năng suất cao

    Trồng cây chắn gió và che bóng cho cà phê
    Vì cà phê thích hợp với ánh sáng tán xạ nên sau khi trồng, bà con cần phải lưu ý che bóng cho cây. Đây là một kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê khoẻ mạnh, sẵn sàng cho một vụ mùa bội thu.

    Trường hợp che bóng tạm thời: Trồng xen vào giữa 2 hố hoặc trồng theo băng bằng những cây thân đứng có khả năng cải tạo đất như: Muồng hoa vang, đậu săng, cốt khí,…
    Trường hợp che bóng lâu dài: Tiến hành trồng keo dậu với khoảng cách 5 x 6m, sau khi cây lớn thì tiến hành tỉa thưa với khoảng cách 10 x 12m. Trong quá trình chăm sóc cần tỉa, nâng tán cho cây sao cho đến thời điểm thu hoạch, tán cây cao hơn 2,5-3m so với tán cà phê.
    Ngoài ra, với kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê con, bà con cần lưu ý đảm bảo xung quanh cây cà phê cần trồng một đai rừng chắn gió. Đai rừng này được trồng thẳng gốc với hướng gió chính. Hãy:

    Sử dụng các loại cây không cùng phổ sâu bệnh với cà phê, có rễ cọc sâu để trồng, xung quanh trồng các cây ăn quả (nhãn, xoài, mít,…) để tăng giá trị kinh tế.
    Đảm bảo đai rừng có độ rộng ít nhất 9m và tối đa chiếm 15% diện tích đất canh tác.

    Làm cỏ cho vườn canh tác cà phê

    Khi vườn cây đang ở giai đoạn kiến thiết: bà con cần làm cỏ theo băng dọc theo cây cà phê, chiều rộng băng lớn hơn mỗi bên tán cây 0,5m. Mỗi năm cần thực hiện làm cỏ 5-6 lần.

    Khi vườn cây ở giai đoạn kinh doanh: cần làm cỏ 4-5 lần/năm. Làm cỏ toàn bộ diện tích trồng, hoặc chỉ làm cỏ theo băng ở những vùng địa hình dốc.

    Hiện nay, một số phương pháp trồng cà phê kiểu mới có hướng dẫn việc để cỏ trong vườn. Tuy nhiên kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê này cũng cần được áp dụng đúng và đủ.

    Làm bồn

    Trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, làm bồn cho cây giúp tăng hiệu quả tưới nước và bón phân. Mỗi năm, bà con cần tiến hành đánh bồn 1 lần vào trước mùa mưa. Độ rộng bồn mở rộng theo độ rộng của tán cây. Thành bồn cao hơn so với mặt bồn 15-20cm và cần được nén chặt để tránh vỡ bồn khi tưới.

    Cắt tỉa cành và tạo tán cho sầu riêng
    Cắt tỉa và tạo tán là một biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê vô cùng quan trọng. Nó giúp tăng chất lượng và năng suất cây đáng kề. Tuy nhiên, thời gian tiến hành cắt tỉa cần tiến hành vào trước khi bón phân và trước mùa mưa.

    – Tạo hình cơ bản: Cắt tỉa những chồi vượt lên từ gốc hoặc từ chồi nách của thân, cần cắt tỉa thường xuyên sao cho mỗi hố chỉ có 1 thân chính. Hãm ngọn cây ở độ cao 1,6 -1,7m.

    – Tạo hình nuôi quả: Loại bỏ những cành cách mặt đất 20-25cm để tạo độ thông thoáng cho cây. Tỉa bớt những cành dăm, cành yếu, sâu bệnh sao cho mỗi đốt cành chỉ để lại 3 cành dự trữ. Tỉa ngắn những cành thứ cấp ở phía trên nhằm giúp ánh sáng trải đều cho các cành phía dưới, giúp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê đạt hiệu quả cao

    Kỹ thuật tưới nước cho cây cà phê

    Tuỳ vào đặc điểm, khí hậu mỗi vùng mà có cách tưới khác nhau. Trong ky thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, tung bình bà con có thể tưới như sau:

    Sau khi trồng (trong 1 năm đầu): Cứ 22 ngày tưới một lần với lượng nước 120l/gốc.
    Giai đoạn kiến thiết (năm thứ 2): 22-24 ngày tưới một lần với 240l/gốc.
    Giai đoạn thu bói: 22-24 ngày tưới một lần với lượng nước 320l/gốc.
    Giai đoạn kinh doanh: Đợt ra quả đầu tiên cần tưới nhiều hơn với lượng 600l/gốc, 25-30 ngày/lần. Những đợt sau tưới ít hơn với 400l/gốc.
    Bón phân cho cà phê theo tuổi cây

    Giai đoạn kiến thiết

    Sau khi trồng cây khoảng 3 tháng, bà con cần bón thúc cho cây với lượng 1kg phân trùn quế kết hợp với 200g nấm đối kháng Trichoderma mỗi gốc. Từ năm thứ 2 trở đi, bà con áp dụng bón phân đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê như sau: cứ mỗi 3 tháng, bón thúc một lần với lượng phân bón cà phê tương tự.

    Giai đoạn thu hoạch

    Ở giai đoạn cây chuẩn bị phân hoá mầm hoa: Bà con thực hiện bổ sung phân bón thúc 1,5 – 2kg phân trùn quế và 400g Trichoderma/gốc.
    Ở thời kỳ nuôi trái: Sau khi đã cắt nước 2-3 tháng, tiếp tục bón thúc 1-1,5kg phân trùn quế/gốc.
    Thời gian trước thu hoạch 1,5 – 2 tháng: Bón bổ sung 1 – 1,2 kg phân hữu cơ/gốc.
    Thời gian sau thu hoạch: Bón 1,2 – 1,5kg phân trùn quế và 500g Trichoderma/gốc.
    Trường hợp vườn cà phê lâu năm (>20 năm) hoặc cây cà phê có dấu hiệu cằn cỗi, bà con nên tăng thêm 1-1,5kg phân trùn quế và 200g Trichoderma mỗi lần bón.

    Hiện nay, Bách Thiên cung cấp 4 dòng phân trùn quế cho trang trại, nhà vườn và hộ gia đình. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê và điều kiện kinh tế mà bà con có thể lựa chọn dòng phân bón thích hợp.

    Phân trùn quế Pb00: phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.
    Phân trùn quế Pb02: phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.
    Phân trùn quế Pb01: đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và ray mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.
    Phân trùn quế cao cấp viên nén: phân trùn quế được sản xuất dưới dạng viên nén tan chậm, đã qua giảm ẩm, sàng lọc và ray mịn.
    Phòng trừ sâu bệnh trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê
    Cà phê cũng là một giống thu hút nhiều sâu bệnh. Do đó trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, bà con cần áp dụng các biện pháp phòng trừ bệnh hại sau:

    Rệp

    Rệp phá hoại ở cà phê chủ yếu là rệp vảy nâu, rệp xanh và rệp sáp. Rệp chích hút chất dinh dưỡng ở lá, quả, rễ gây giảm năng suất và sức sống cây. Với bệnh này, việc cần làm trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê là xử lý rệp bằng thuốc Confirdo hoặc Movento (1-2ml/lít) phun đều lên 2 mặt lá, 2 lần phun cách nhau 5-7 ngày.

    Mọt đục quả

    Là ấu trùng của bọ cánh cứng nhỏ, sâu non ăn phôi nhũ hạt gây giảm năng suất và chất lượng quả cà phê. Xử lý mọt đục quả khi quả còn xanh với Nitox 30EC nồng độ 20 -25 ml thuốc cho 10 lít nước, 2 lần phun cách nhau 30 ngày.

    Sâu đục thân

    Là ấu trùng của loài xén tóc hoặc ngài, sâu trưởng thành gây hại lên cành và thân, gây héo khô cành và quả. Sâu đục thân gây giảm mạnh năng suất và sức sống của cây. Áp dụng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, bà con có thể xử lý chúng bằng thuốc Movento (1-2ml/lít), 2 lần phun cách nhau 5-7 ngày.

    Bệnh gỉ sắt

    Bệnh do nấm Hemileia vastatrix gây ra, gây hại trên lá, làm rụng lá từ đó làm giảm năng suất cây trồng. Xử lý bệnh bằng Chevin 5SC, pha 40 – 60ml thuốc/bình 16lít nước, phun ướt đẫm tán lá cà phê, phun lần 2 cách lần đầu 7 ngày.

    Bệnh khô cành, quả

    Bệnh thường xuất hiện với dấu hiệu đen đầu quả, gây rụng quả non, làm giảm năng suất và chất lượng quả, hạt. Xử lý bệnh bằng Abenix 10FL,  25- 30ml thuốc/10 lít, phun ướt đều toàn cây, phun làm 2 lần cách nhau 7 ngày.

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê không hề khó. Nhưng để cây có thể đạt năng suất và chất lượng mong muốn, bà con phải lưu ý: dựa vào yếu tố về giống và điều kiện lập địa nơi trồng để có biện pháp trồng và chăm sóc cho phù hợp.

    Mọi chi tiết thắc mắc về phân trùn quế bón cho cà phê, vật tư nông nghiệp hữu cơ, chế phẩm sinh học SFARM cùng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, vui lòng liên hệ liên hệ với BÁCH THIÊN qua Hotline 0358 161 086 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!